ERP+ tập 4 – Tích hợp blockchain vào ERP: Tương lai của thương mại điện tử

0
607

Ngày nay, thuật ngữ “công nghệ chuỗi khối (blockchain)” đã không còn xa lạ, và trở thành đề tài thảo luận của tất cả mọi người, từ chuyên gia tài chính đến chủ doanh nghiệp. Ban đầu, nó được phát triển cho Bitcoin, nhưng vài năm trở lại đây, các chuyên gia đã bắt đầu nhận thấy tiềm năng ứng dụng blockchain trong các lĩnh vực khác.

Công nghệ blockchain đã được triển khai trên rất nhiều lĩnh vực như ngân hàng, logistics, nhà thông minh (smart house), quản lý chính phủ, thương mại điện tử,… Không chỉ dừng lại ở đó, trong vài năm tới, công nghệ này sẽ mở rộng và thay thế các giải pháp tập trung, phức tạp hơn khác.

Trong cuốn “Life after Google” (“Cuộc sống sau Google”), George Gilder cho thấy trong tương lai, thế giới sẽ trở thành “cryptocosm” như thế nào. “Cryptococcus” là một một thế giới trực tuyến mới nổi, dựa trên công nghệ blockchain, cho phép các cá nhân kiểm soát và bảo mật dữ liệu trực tuyến của họ. Trong “cryptocosm”, dữ liệu cá nhân được phân cấp và lưu giữ riêng tư trong một mạng lưới.

Mỗi người dùng có hai khóa ảo (riêng tư và công khai) cho tài khoản trực tuyến của họ. Nếu ai đó muốn gửi tin nhắn cho người dùng khác, bản thân tin nhắn đó được mã hóa bằng khóa công khai. Nhưng để đọc được tin nhắn đó, người nhận phải sử dụng khóa riêng tư. Điều này giúp người dùng bảo vệ thông tin và danh tính cá nhân của mình. Cơ chế hoạt động này giống như một chữ ký điện tử, dễ dàng chứng minh quyền truy cập mà không tiết lộ bất kỳ dữ liệu cá nhân nào.

Công nghệ blockchain là gì?

Khái niệm

Blockchain là một cấu trúc dữ liệu chứa các bản ghi giao dịch và đảm bảo tính phi tập trung, bảo mật và minh bạch. Đây có thể được xem là một sổ cái phân tán vì nó là một chuỗi khối với các bản ghi được lưu trữ, không được kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào, và hoàn toàn mở cho tất cả mọi người trên mạng. Thông tin được ghi lại trên blockchain rất khó sửa và tất cả các giao dịch được bảo đảm bằng chữ ký số.

Về cơ bản, các tác vụ này được quản lý bởi các giao thức mã hóa. Dữ liệu được ghi lại bằng công nghệ kỹ thuật số và có lịch sử chung có sẵn cho tất cả những người dùng trên mạng lưới này. Điều này làm giảm xác suất xảy ra hành vi gian lận hoặc sao chép giao dịch mà không có bên thứ ba tham gia.

Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp – không có cá nhân hay tổ chức nào có quyền đối với toàn bộ mạng lưới. Đồng thời, người dùng cũng có bản sao sổ cái phân tán của chính mình và không thể tự thay đổi được.

Ứng dụng

Quản lý hàng tồn kho là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với các công ty phân phối hàng hóa. Ngay sau khi nhận được đơn đặt hàng, người bán phải chuẩn bị hàng hóa để vận chuyển, gửi hóa đơn và giao hàng. Ngày nay, các quá trình này đều được quản lý thông qua hệ thống ERP. Tuy nhiên, ERP là một giải pháp quản lý dữ liệu tập trung nên vẫn còn tốn nhiều thời gian và cần được đơn giản hóa.

Trong quá trình bảo đảm tính minh bạch hoàn toàn của dữ liệu, các công ty vừa và nhỏ (SMBs) gặp khó khăn trong việc bảo đảm tính chính xác của dữ liệu được chia sẻ với mọi người trong một mạng lưới thông tin lớn hơn. Hiện tại, blockchain có tính ứng dụng cao trong việc nâng cao tính minh bạch của dữ liệu giữa các công ty trong cùng tập đoàn hoặc các chi nhánh của một công ty.

Việc tích hợp công nghệ blockchain với hệ thống ERP trong ngành Thương mại điện tử được cho là rất hứa hẹn. Đối với các doanh nghiệp Thương mại điện tử, điều giúp họ có thể duy trì hệ thống ERP của riêng mình mà vẫn được hưởng lợi từ việc tích hợp với một mạng blockchain được triển khai theo một quy chuẩn.

Các lợi ích khi tích hợp blockchain và ERP trong Thương mại điện tử 

This image has an empty alt attribute; its file name is ERP-Blockchain-1024x909.png
Ảnh: Smart Factory

Khả năng hiển thị trong tất cả các khâu cung cấp

Các bộ phận tham gia vào chuỗi cung ứng có thể dễ dàng theo dõi quy trình sản phẩm, từ cơ sở sản xuất cho đến kho của người bán lẻ và đến tay người tiêu dùng.

Sự tin tưởng giữa những người tham gia vào chuỗi cung ứng

Các công ty thường có sẵn một bộ quy trình cung ứng có sẵn và những đối tác mà họ tin tưởng. Tuy nhiên, các tập đoàn mới thành lập lại không có được điều này, họ không đủ tin tưởng các đối tác của mình. Công nghệ blockchain có thể được áp dụng để tạo nên sự tin tưởng giữa các công ty trong quá trình hợp tác.

Xác minh và xác thực danh tính

Tích hợp ERP với công nghệ blockchain cho phép xác minh danh tính của nhân viên kho hàng từ xa, quản lý nhân viên khi truy cập thông tin nhạy cảm hoặc xác minh danh tính của khách hàng khi họ muốn nhận các dịch vụ hậu mãi hoặc bảo hành.

Tự động ký kết các hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh giúp xác minh các giao dịch giữa các công ty. Ví dụ: bạn có mối quan hệ hợp tác ổn định với nhà cung cấp sản phẩm và để bổ sung hàng trong kho, bạn có thể tự động hóa hợp đồng mua hàng khi cần.

Loại bỏ rủi ro trong giao dịch tài chính kỹ thuật số 

Khi tích hợp công nghệ blockchain với ERP, các giao dịch tài chính B2B sẽ an toàn, tự động, tuân thủ quy định và không có rủi ro. Đồng thời, bạn có thể tiết kiệm thời gian giao dịch với đơn vị tài chính (ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác).

Bảo đảm quyền riêng tư và tính bảo mật cho dữ liệu và hệ thống

Tích hợp ERP và blockchain ngăn chặn rủi ro rò rỉ dữ liệu, kịp thời phát hiện hành vi truy cập trái phép và ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật khác.

Tuân thủ GDPR và Lưu trữ an toàn thông tin nhạy cảm của khách hàng

Khách hàng thường nhập thông tin cá nhân của họ như tên, thông tin liên hệ, địa chỉ nhà riêng, chi tiết thanh toán, v.v khi mua hàng trên các trang thương mại điện từ. Ở Liên minh Châu Âu , trong luật GDPR mới được thực thi, tất cả chủ cửa hàng thương mại điện tử phải bảo đảm tính bảo mật cho dữ liệu của khách hàng. Những người có quyền truy cập phải chịu trách nhiệm trong trường hợp dữ liệu được sử dụng không phù hợp. Tích hợp ERP và công nghệ blockchain cho phép theo dõi chính xác ai có quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của khách hàng và ngăn chặn các hành vi không đúng.

Công nghệ chuỗi khối có thể có tác động đáng kể đến ngành Thương mại điện tử, quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất sản phẩm. Việc tích hợp blockchain và ERP có thể giúp các công ty Thương mại điện tử lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu đồng thời kiểm soát quyền truy cập trên hệ thống.

Công nghệ mới Blockchain sẽ không thể thay thế hoàn toàn các hệ thống ERP nhưng nó sẽ bổ trợ cho hệ thống này để quản lý doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Acumatica đang nghiên cứu việc tích hợp công nghệ sổ cái phân tán với hệ thống của họ để tăng cường tính toàn diện và tự động hóa của chuỗi cung ứng, cung cấp hồ sơ bất biến có thể theo dõi cho các bản kê khai vận chuyển, chuỗi cung ứng, bảo trì thiết bị và giải quyết tranh chấp.

Trang Phạm
Nguồn: Arcus

Sự kết hợp của ERP và một số công nghệ khác tại Series ERP+

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here