ERP+ tập 2 – Oracle âm thầm phát triển Orable Blockchain Platform

0
522
Ảnh: Oracle

Nhánh dịch vụ dữ liệu doanh nghiệp sử dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) của Oracle khá kín tiếng khi thâm nhập thị trường nhưng được đầu tư mạnh về tài chính, và quy tụ nhiều đặc điểm vốn có của Oracle: công ty nổi tiếng với hàng loạt công nghệ mới được cho ra mắt, hoạt động lặng lẽ nhưng luôn dồn toàn lực khi tung ra thị trường mới. Trong vài năm tới, Oracle có thể sẽ là chuẩn mực cho các đối thủ của mình và chuyển đổi các khánh hàng hiện tại của họ sang sử dụng công nghệ blockchain.

Vị thế vững chắc

Oracle là một trong những nhà cung cấp CNTT lớn nhất và thành công nhất thế giới, được thành lập vào năm 1977, với doanh thu 39,83 tỷ USD vào năm 2018. Báo cáo này tập trung vào bộ phận công nghệ chuỗi khối dành cho doanh nghiệp trong Oracle. 

Được biết đến ban đầu với mảng kinh doanh cơ sở dữ liệu, Oracle không chỉ phát huy thế mạnh sẵn có này mà còn lấn sân bằng cách mua lại toàn bộ hệ thống từ phần cứng cốt lõi đến các ứng dụng kinh doanh. Cơ sở khách hàng của Oracle mang tính toàn cầu, và thông thường là các tổ chức lớn ở cả khu vực công (nhà nước) và tư nhân (doanh nghiệp). 

Năm 2016, Oracle đã bất ngờ cho ra mắt một số ứng dụng SaaS từ trải nghiệm khách hàng thông qua mảng tài chính cho đến mảng chuỗi cung ứng. Yếu tố bất ngờ và khác biệt của các ứng dụng SaaS này là chúng chạy trên một đống đầy đủ phần mềm và phần cứng của Oracle nhưng được tính phí và phục vụ thông qua một cuộc gọi hỗ trợ và giấy phép duy nhất. Oracle đã chứng kiến sự thành công thần tốc của các ứng dụng này; đồng thời mở rộng tệp khách hàng doanh nghiệp của mình sang thị trường tầm trung. 

Công ty lần đầu tiên công bố tham vọng blockchain của mình vào cuối năm 2017 và ra mắt Nền tảng Blockchain Oracle (OBP) vào giữa năm 2018. Cho đến nay, chỉ có một số cuộc thảo luận công khai và triển vọng công việc của Oracle trong lĩnh vực này. 

Blockchain được cho là nhánh mở rộng hợp lý của các ứng dụng SaaS của Oracle; vào năm 2019, công ty đã công bố ứng dụng SaaS hỗ trợ blockchain đầu tiên của mình. 

Chỉ trong một thời gian ngắn, mảng dữ liệu công nghệ chuỗi khối dành cho doanh nghiệp của Oracle đã trở nên phổ biến rộng rãi. Việc sử dụng blockchain sẽ là chìa khóa quan trọng trong chiến lược tăng trưởng của công ty trong tương lai.

Tầm nhìn của Oracle về công nghệ chuỗi khối – blockchain technology

Có hai công cụ quan trọng trong chiến lược công nghệ chuỗi khối dành cho doanh nghiệp của Oracle: 

  • Nền tảng Blockchain Oracle (OBP – Oracle Blockchain Platform) 
  • Các ứng dụng Oracle SaaS 

Nền tảng Blockchain Oracle (OBP) là cơ sở nền tảng blockchain cốt lõi của Oracle. Dựa trên Hyperledger Fabric 1.4, nền tảng này khác biệt hóa chính nó và cung cấp một nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) đầu tiên được quản lý, bảo mật và cấp phép toàn diện. Nó cũng cung cấp một loạt các thiết bị gắn vào hệ thống máy tính (PnP), API và khung lập trình có sẵn (developer framework) để việc kết nối với các ứng dụng SaaS trở nên dễ dàng hơn. 

Tuy nhiên, điều đặc biệt thu hút sự chú ý chính là một tùy chọn mang tên OBP EE (Enterprise Edition): một tùy chọn công nghệ chuỗi khối dành cho doanh nghiệp tại chỗ chuyên dụng. Yếu tố thứ hai chính là sự tập trung vào phân tích của Oracle – lâu nay là điểm yếu trong việc triển khai blockchain. Bên cạnh đó, OBP không chỉ có kết nối tích hợp với phân tích dữ liệu đám mây (Analysis Cloud) Oracle thông qua DBaaS hoặc ADW, mà còn phản ánh và phân tích toàn bộ lịch sử giao dịch một cách nhanh chóng và chính xác. Tác vụ này nghe có vẻ là hiển nhiên, nhưng cho đến ngày nay, Oracle là một trong số ít các nhà cung cấp, nếu không muốn nói là duy nhất, tiêu chuẩn hóa được điều này.

Về các ứng dụng SaaS, trong vài năm tới, Oracle sẽ triển khai chương trình tích hợp tất cả các dịch vụ SaaS của mình. Kể từ năm 2019, Oracle đã tung ra các chương trình tích hợp với NetSuite, FlexCube và Open Banking, còn các chương trình với lĩnh vực bán lẻ, khoa học sức khỏe và xây dựng / kỹ thuật dự định sẽ ra mắt trong năm. Tuy nhiên, công cụ quan trọng nhất cho đến nay vẫn là Oracle Cloud SCM (quản lý chuỗi cung ứng) với chức năng blockchain được xây dựng sẵn như kiểm tra và theo dõi (track and trace), dòng chảy lô (lot linear) và truy xuất nguồn gốc (provenance) hiện đã có sẵn. Trong vài quý tới, Oracle sẽ bổ sung các tùy chọn được tạo sẵn để theo dõi chuỗi lạnh (cold chain), bảo hành (warranty) và theo dõi sử dụng (usage tracking). Bên cạnh đó, Oracle còn phát hành nhiều bộ tăng tốc, biểu mẩu (template) và các thành phần có sẵn để kết nối với cả các ứng dụng khác của mình và của bên thứ ba. 

Điểm mấu chốt là Oracle đang cố gắng chuyển đổi từ tư vấn công nghệ blockchain cho doanh nghiệp sang cung cấp cho doanh nghiệp công nghệ blockchain được  thiết lập sẵn, liên kết với hệ thống máy tính (PnP – chữ này là viết tắt của cụm từ nào?) một trong những lý do chính là do hiện nay có quá nhiều dự án theo kiểu định hướng tham vấn (consulting-led), kéo dài và tốn kém. 

Oracle định hướng blockchain là một yếu tố cơ sở hạ tầng nền tảng nên nó cần phải dễ dàng truy cập và sử dụng. Cách tiếp cận này cho phép các nhà phát triển nhanh chóng xây dựng và cung cấp mọi thứ từ các hợp đồng hiện đại phức tạp cho đến quản lý hồ sơ cơ bản. Điều này đáng được hoan nghênh, tuy nhiên nền tảng và các tùy chọn SaaS của Oracle chỉ mới khả dụng trong một thời gian ngắn và phản hồi của người dùng cuối vẫn còn chưa tốt.

Triển vọng của công nghệ chuỗi khối (blockchain technology) dành cho doanh nghiệp 

Ưu tiên chi tiêu của Doanh nghiệp trong Thế giới hậu COVID

Đại dịch Covid-19 đã hoạt động kinh doanh của khiến nhiều công ty sụt giảm đáng kể và dự đoán suy giảm kinh tế sẽ tiếp tục kéo dài. Nhận thấy điều đó các công ty tập trung vào việc tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa. Bên cạnh việc tạo ra các khoản tiết kiệm ngắn hạn, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa kinh doanh, các tổ chức bắt đầu quan tâm đến các sáng kiến ​​blockchain, chẳng hạn như Đối chiếu B2B bằng cách sử dụng sổ cái phân tán và hợp đồng thông minh. Sáng kiến này có thể giảm thời gian và chi phí xử lý ngoại lệ thủ công, nhanh chóng giải quyết và tự động hóa nhiều loại giao dịch B2B dựa trên một nguồn thông tin chính xác duy nhất được cung cấp bởi quyền truy cập minh bạch vào sổ cái phân tán và các hợp đồng thông minh được thỏa thuận trước. 

Trong hầu hết các trường hợp, thời gian là vàng bạc, tin tức về việc Tesla thử nghiệm cùng với hãng vận chuyển COSCO và Tập đoàn Cảng Quốc tế Thượng Hải để xúc tiến quy trình giải phóng hàng hóa gây bất ngờ bởi tốc độ và lợi ích tối ưu hóa của quy trình khi các hãng vận tải biển chia sẻ dữ liệu đáng tin cậy về lô hàng của mình với nhà điều hành bến; nhờ đó dễ dàng xác minh người nhận hàng và đại lý vận chuyển thông qua ứng dụng được CargoSmart phát triển, như một phần của Mạng kinh doanh vận chuyển toàn cầu (GSBN) tập đoàn blockchain

Đồng thời, chúng ta thấy sự chuyển đổi sang làm việc từ xa được suy đoán từ các tương tác của nhân viên và hướng một số doanh nghiệp đến các mô hình kinh doanh ít chạm hơn với khách hàng và nhà cung cấp của họ. 

Ví dụ: e-KYC trực tuyến trong nhóm các công ty tài chính và giữa các tổ chức giúp hợp lý hóa việc mở tài khoản ngân hàng và xác minh danh tính (ví dụ: dịch vụ “Mở tài khoản ngân hàng” tức thì của Ahli Fintech). 

Blockchain cũng đang được chú ý nhiều hơn trong ngành bán lẻ. Khi hoạt động bán lẻ chuyển sang hình thức trực tuyến ngày càng nhiều, người tiêu dùng càng quan tâm nhiều hơn về nguồn gốc, xuất xứ và thông tin chi tiết của các sản phẩm mà họ đã mua trước đó tại các cửa hàng truyền thống. 

Do đó, nguồn gốc xuất xứ được xác thực và thông tin đáng tin cậy về hành trình của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp duy trì và nâng cao niềm tin của người tiêu dùng, cho dù trong việc truy xuất nguồn gốc kim cương do đối tác của Oracle – Everledger cung cấp hay trong mạng lưới chuỗi cung ứng sữa do một đối tác khác, Trace Labs, đưa ra gần đây như một phần của của sáng kiến EU SmartAgri Hubs. Đối với nhóm khách hàng mà trước đây hoàn toàn không mua sắm trực tuyến hoặc không mua sắm trực tuyến đối với một số sản phẩm cụ thể, việc cung cấp thêm thông tin về nguồn gốc, thành phần, quy trình sản xuất và điều kiện bảo quản của sản phẩm sẽ giúp họ cảm thấy an tâm hơn khi mua sắm trực tuyến. 

Các sáng kiến ​​của chính phủ thúc đẩy Blockchain

Với vai trò ngày càng tăng của chính phủ, dù trong việc chống lại COVID-19 hay hỗ trợ nền kinh tế quốc gia, thì công nghệ blockchain cũng được đẩy mạnh, bởi nó khiến cơ quan Nhà nước trở nên đáng tin cậy và cởi mở hơn, giải quyết các thách thức về tính minh bạch và khả năng giám sát của nhân dân và tạo tiền đề cho việc duy trì và phát triển các nền kinh tế đang gặp khó khăn. Chẳng hạn như giải pháp truy xuất nguồn gốc dữ liệu cho các bộ dữ liệu liên quan đến đại dịch từ các cơ quan y tế trên toàn thế giới trên website Mipasa.org, giải pháp theo dõi kết quả xét nghiệm COVID-19 của Oracle gần đây đã được Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Hoa Kỳ trao giải Vàng design-a-thon, đảm bảo tính minh bạch trong việc phân phối nguồn cung cấp xét nghiệm, phương pháp điều trị và vắc-xin cũng như các lĩnh vực khác có liên quan.

Về mặt kinh tế, chính phủ các nước đã có sự quan tâm đến việc tận dụng blockchain trong hệ thống quản lý gián đoạn chuỗi cung ứng đối với hoạt động mua sắm chính phủ và giới thiệu các khoản thanh toán trực tuyến không rủi ro thông qua Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) như được nêu bật tại một sự kiện IMF ảo của Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và gần đây đã được thảo luận tại Diễn đàn ECB về Ngân hàng Trung ương.

Trang Phạm
Nguồn: Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here